DANH MỤC

Tác dụng của hồng trà với 5 lợi ích sức khỏe

Tác dụng của hồng trà với 5 lợi ích sức khỏe – DoTea

Tác dụng của hồng trà chính là hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, điều trị tim mạch, chống ung thư, bảo vệ răng miệng, đặc biệt hơn nữa là làm đẹp nhé. Bên cạnh đó DOTEA giải thích chi tiết 5 thời điểm không nên uống hồng trà.

Tác dụng của hồng trà

 “Trà khởi đầu là một dược liệu, sau biến thành một thức uống.”- (Trà Thư- Kakuzo Okakura)

Đó là câu mở đầu cho tác phẩm nổi tiếng “Trà Thư” (The book of tea) của nhà nghiên cứu Kakuzo Okakura. Chỉ một câu khẳng định đó thôi, cũng đủ nói lên những tác dụng tuyệt vời mà hồng trà mang lại. Tại các nước như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc và sau này là các quốc gia phương Tây đều coi trà, đặc biệt là hồng trà như một vị thuốc quý. Nhưng ngay cả cơm, khi ăn nhiều cũng có hại. Hồng trà có cả mặt tốt và xấu khi sử dụng.

Bài viết dưới đây sẽ điểm qua những tác dụng và 5 điều không nên uống hồng trà. Bạn có thể xem thêm: hồng trà là gì ?

 

Tác dụng tuyệt vời của hồng trà

Hồng trà hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

 

Ngoài nước Anh, chúng ta có thể thấy Trung Hoa- quê hương của trà cũng là nước uống rất nhiều trà đen (hồng trà) hoặc Phổ Nhĩ (một loại trà đen đặc biệt). Điều đặc biệt, người Hoa uống trà đen như người Việt uống trà xanh, uống suông, không sữa hoặc đường.

Polysaccharide là một loại carbohydrate có nhiều trong chất bột có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể, đặc biệt là glucose.

 

Hồng trà có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch

 

Các hợp chất chống ôxy hóa flavonoid trong hồng trà có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, ngăn ngừa hình thành máu động, hạn chế các bệnh tim mạch như máu nhiễm nhớ, nhồi máu cơ tim.

 

Hồng trà giúp chống ung thư

 

Đặc biệt, chất EGCG trong hồng trà được cho là có công dụng hỗ trợ phòng ngữa ung thư. Ngoài trà đen, EGCG còn có rất nhiều trong trà xanh và trà Ô long. Những nước uống trà nhiều như Nhật Bản, Anh Quốc đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở mức rất thấp.

 

Hồng trà chống sâu răng

 

Florua trong hồng trà có tác dụng chống sâu răng và làm chắc men răng. Tannin trong trà cũng là chất kháng khuẩn cực mạnh. Nó có rất nhiều trong các nước súc miệng, không chỉ diệt khuẩn mà còn làm thơm miệng. Đó là lý do chúng ta thường xuyên uống trà sau bữa ăn.

 

Làm đẹp với hồng trà

 

Hồng trà rất được giới nữ ưa chuộng ngoài việc tiêu mỡ giảm béo, trà cũng cung cấp rất nhiều vitamin giúp chống lão hóa. Một điều nữa, bạn còn có thể làm suôn mềm, mượt và đen tóc với trà đen. Các chất tannin, axit trong trà thích ứng với tóc làm tóc chắc khỏe hơn và đẹp hơn.

 

5 thời điểm không nên khi uống hồng trà

Không uống hồng trà khi thức quá khuya

 

Chất cafein có trong hồng trà không chỉ khiến chúng ta bị “ nghiện”- một cơn “nghiện” dễ chịu mà còn kích thích não làm hưng phấn đầu óc giúp cho những cảm xúc thăng hoa, trí tưởng tượng bay xa. Tuy nhiên, khi đồng hồ đã điểm canh khuya, việc lạm dụng trà nhất là trà đặc sẽ gây ra việc kích thích ảo khiến cho bộ não chúng ta vẫn hoạt động hết công suất mà không kịp nghỉ ngơi. Việc đó trái với đồng hồ sinh học của chúng ta là phải ngủ đúng, đủ giờ. hậu quả là sáng hôm sau hoạt động làm việc sẽ rất mệt mỏi kèm theo các cơn buồn ngủ kéo dài. Vì thế không nên uống trà vào đêm khuya bạn nhé!

 

Không uống trà khi đói bụng

 

Khi bạn đói bụng, axit trong trà tuy thấp nhưng cùng với dịch vị trong dạ dày làm cho bạn cồn cào ruột gan. Đó là nhẹ. Thế còn nặng thì sao nhỉ? Bạn có biết trà cũng có thể làm “say” chúng ta không? Mồ hôi vã ra, chân tay bủn rủn và thấm mệt.

Vì thế nên lời khuyên là bạn đừng nên uống hồng trà khi chưa ăn gì nhé hoặc tốt nhất hãy chuẩn bị cho mình một ít đồ ăn nhẹ kèm với trà. Chắc hẳn bạn sẽ có Teatime thật thú vị đấy.

 

Không uống hồng trà khi vừa cạo răng

 

Ở trên, chúng ta nói đến tác dụng làm chắc răng của trà. Tuy nhiên, khi vừa đi cạo răng về, một lượng men răng nhất định sẽ bị mất đi. Trà có chứa chất tannin là chất sát khuẩn cực tốt. Bình thường, nó không chỉ giúp vệ sinh răng miệng mà còn làm hàm răng chúng ta chắc khỏe hơn, thế nhưng trong trường hợp men răng bạn đang mỏng thì các chất sát khuẩn chứa trong trà lại ảnh hưởng không nhỏ tới răng gây nên hiện tượng ố vàng.

 

Không uống hồng trà khi bị thiếu máu

 

Tanin trà mặc dù có rất rất nhiều tính tốt song cũng có vài khuyết điểm chúng ta cần lưu ý. Một trong số đó là việc nó sẽ đẩy các nguyên tố sắt trong cơ thể chúng ta ra ngoài. Vì vậy đừng nên uống hồng trà khi bạn đang mắc bệnh thiếu sắt. Tất nhiên, việc này cũng có cách giải quyết của nó đó là bạn hãy kết hợp các khẩu phần ăn chứa nhiều nguyên tố sắt như các củ quả đỏ, rau cải, thịt bò… để bù lại lượng sắt đã mất.

 

Không uống hồng trà khi đang mang bầu

 

Chính vì những lợi ích tuyệt vời của hồng trà đối với sức khỏe bà bầu như thế, nên việc uống trà hàng ngày là một việc làm vô cùng cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Nhưng uống bao nhiêu mới là hợp lý, Dotea sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích:

Nghiên cứu khoa học cho thấy, việc bà bầu uống 2-3 tách trà được pha từ 3-5g lá hồng trà mỗi ngày là phù hợp và thỏa mãn đầy đủ hàm lượng kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên,  không nên uống quá nhiều và quá đặc, uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt của cơ thể, ngoài ra trong thành phần của lá trà còn có chất kích thích, uống quá đặc sẽ dễ dẫn đến mất ngủ, nhịp tim đập nhanh…và qua đó, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Tốt nhất các mẹ bầu nên tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có những lời khuyên hữu ích và An Toàn nhé!

Vì một cuộc sống chất lượng, hãy là người tiêu dùng thông minh nhé các bạn.

Chúc các bạn thưởng trà vui!

Có thể bạn sẽ quan tâm tới việc kết hợp hồng trà với chanh, đào và yêu thích món hồng trà sủi bọt tại cách làm hồng trà với 3 cách hướng dẫn chỉ trong một trang giúp bạn tìm hiểu dễ hơn

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

Gọi 0888201000
Gọi 0888201000
BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn